Làm Gì Khi Con Không Muốn Học

Làm Gì Khi Con Không Muốn Học

Trẻ em thường có xu hướng ưu tiên những hoạt động vui vẻ, thú vị. Do đó, đôi khi các em có tâm lý lười học, chán học, không hợp tác khi học tập, khiến nhiều cha mẹ lúng túng, không biết giải quyết như thế nào cho hợp lý. Vậy cha mẹ phải làm gì khi con không thích học? Mời quý phụ huynh cùng tham khảo những kinh nghiệm giúp khơi dậy đam mê học tập của trẻ nhỏ qua bài viết sau của VAS.

Trẻ em thường có xu hướng ưu tiên những hoạt động vui vẻ, thú vị. Do đó, đôi khi các em có tâm lý lười học, chán học, không hợp tác khi học tập, khiến nhiều cha mẹ lúng túng, không biết giải quyết như thế nào cho hợp lý. Vậy cha mẹ phải làm gì khi con không thích học? Mời quý phụ huynh cùng tham khảo những kinh nghiệm giúp khơi dậy đam mê học tập của trẻ nhỏ qua bài viết sau của VAS.

Rèn luyện cho trẻ ý thức chủ động học tập

Rèn luyện ý thức chủ động trong việc học tập là một yếu tố quan trọng để trẻ phát triển và đạt thành công trong việc học lẫn trong cuộc sống. Cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và khuyến khích con trở thành những học sinh có tính tự giác, tinh thần chủ động cao. Đây không chỉ là một kỹ năng quan trọng để các em tự đạt được thành tích tốt, mà còn là một nền tảng cho sự tự tin và độc lập trong tương lai.

Hãy để con tự chịu trách nhiệm với việc học của bản thân. Cha mẹ không cần nhắc nhở những việc mà con nên tự làm. Trẻ cần hiểu rằng học là trách nhiệm của bản thân, và phải tự lo cho bản thân mình. Nếu cha mẹ luôn nhắc nhở, con sẽ có xu hướng phụ thuộc và chỉ học khi được cha mẹ nhắc nhở. Điều này có thể dẫn đến tư tưởng rằng "việc học là để làm hài lòng bố mẹ" hoặc "học khi bố mẹ nhắc, còn không thì thôi", dẫn đến việc học tập qua loa, không thật sự chú tâm, đầu tư thời gian, công sức, nỗ lực của bản thân vào việc học.

Khi không có sự nhắc nhở từ cha mẹ, trẻ có thể quên. Và người có thẩm quyền nhắc nhở về việc học của trẻ chính là giáo viên. Khi bị giáo viên nhắc nhở hay phạt vì việc không hoàn thành bài tập được giao, trẻ sẽ nhận thức rằng việc học là trách nhiệm của chính mình, không phải của người khác.

Tạo môi trường học tập giúp tăng cường sự tập trung cho trẻ

Các yếu tố khách quan như môi trường cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng lười học ở trẻ nhỏ. Để giúp trẻ tập trung hơn và có hứng thú học tập, một môi trường học tập tốt là rất quan trọng. Cha mẹ có thể thiết kế cho con một góc học tập riêng, nơi thoáng đãng, ngăn nắp và yên tĩnh. Điều này sẽ giúp con cảm thấy thoải mái và tạo điều kiện để tập trung cao độ vào việc học, không bị điều kiện xung quanh tác động, gây xao nhãng.

Ngoài việc tạo môi trường học tập lý tưởng, cha mẹ cũng nên sử dụng các quy ước ngầm để khơi gợi tính tự giác trong con. Ví dụ, sau bữa tối, hãy quy định rằng con cần dành một khoảng thời gian ngồi vào bàn học. Điều này giúp tâm lý của trẻ thư giãn và học tập trở nên "dễ chịu" hơn.

Các yếu tố bên ngoài cũng có thể gây xao lãng trong quá trình học. Cha mẹ cần loại bỏ những yếu tố như tiếng ồn, điện thoại, ti vi hoặc tiếng đùa vui của bạn bè để giúp trẻ tập trung hơn. Việc loại bỏ những tác nhân xao lãng này sẽ làm cho việc học trở nên hiệu quả hơn nhiều.

Tuy nhiên, không nên cấm trẻ hoàn toàn khỏi việc đi chơi và gặp gỡ bạn bè. Thời gian nghỉ ngơi và thư giãn là rất quan trọng để não bộ có thể tiếp thu kiến thức mới. Cha mẹ cần tạo điều kiện cho con tham gia vào các hoạt động giải trí và gặp gỡ bạn bè một cách cân nhắc và hợp lý.

Môi trường có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ

Áp dụng hình phạt mang tính răn đe

Bên cạnh những lời động viên, khích lệ trẻ nhỏ, việc áp dụng phương pháp phạt mang tính răn đe, ở mức độ vừa phải cũng là một phần không thể thiếu. Khi trẻ không đạt được những mục tiêu học tập đã đề ra hoặc không thể hiện sự cố gắng, việc áp dụng các biện pháp phạt hợp lý và phù hợp là cần thiết để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và quyết tâm trong học tập. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc phạt không nên làm tổn thương tâm lý hay gây áp lực quá lớn cho trẻ.

Quan trọng nhất, việc thưởng - phạt cần được áp dụng đúng lúc và đúng mức. Điều này đảm bảo rằng con trẻ sẽ nhận ra mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả, từ đó hình thành ý thức chủ động, ý thức trách nhiệm trong việc quản lý học tập của mình. Đồng thời, sự công bằng và công tâm trong việc thưởng - phạt cũng là yếu tố quan trọng để con tin tưởng và hợp tác trong quá trình học tập.

Rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ nhỏ

Rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ có thể là lời giải cho câu hỏi cha mẹ phải làm gì khi con không thích học của các bậc phụ huynh. Cha mẹ có thể khơi gợi sự yêu thích đọc sách cho trẻ bằng cách cùng nhau đi mua sách và thảo luận về nội dung sách. Hãy bắt đầu từ những cuốn sách mà trẻ yêu thích. Cả gia đình hãy đọc chung và thảo luận về nội dung của chúng.

Đọc sách không chỉ tạo ra một môi trường học tập tích cực, rèn luyện thói quen tích cực mà còn khơi gợi sự tò mò và sự yêu thích khám phá của trẻ. Bằng cách kết hợp đọc sách và thảo luận, cha mẹ sẽ tạo ra một không gian trò chuyện hứng thú, nơi trẻ có thể học hỏi từ nhiều quan điểm, góc nhìn khác nhau của các tác giả. Điều này sẽ không chỉ giải quyết vấn đề trẻ lười học mà còn tạo ra một thói quen học tập tích cực và sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Đọc sách giúp trẻ nhỏ hình thành tư duy tích cực

Lựa chọn môi trường có phương pháp giáo dục phù hợp

Lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp là yếu tố quan trọng giúp trẻ em phát triển tinh thần ham học và tránh tình trạng lười học.

- Đầu tiên, một môi trường giáo dục năng động và sáng tạo thường kích thích tinh thần ham học hỏi, ham khám phá của trẻ. Nó có thể bao gồm các hoạt động tương tác, thực hành và thử nghiệm, giúp trẻ học thông qua trải nghiệm thực tế. Việc sử dụng phương pháp giảng dạy đa dạng và cung cấp tài liệu học tập hấp dẫn cũng góp phần kích thích trí tò mò và sự tìm hiểu của trẻ.

- Thứ hai, môi trường giáo dục tích cực và khuyến khích giúp trẻ tự tin và thoải mái trong quá trình học tập. Một môi trường không áp lực và không đánh giá quá khắt khe giúp trẻ cảm thấy tự do để trải nghiệm, mắc lỗi và học hỏi từ những thất bại. Sự khuyến khích, lời khen ngợi và phản hồi từ giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường học tập tích cực cho trẻ.

- Cuối cùng, môi trường giáo dục gắn kết, với sự hỗ trợ từ gia đình, thầy cô giúp trẻ cảm thấy an toàn và được quan tâm. Sự tương tác và hợp tác giữa gia đình và nhà trường cũng rất quan trọng để xây dựng một môi trường học tập tốt cho trẻ.

Áp dụng phương pháp học tập phù hợp với con trẻ

Phương pháp học tập là yếu tố quan trọng trong quá trình tiếp thu kiến thức của trẻ. Phương pháp học tập đóng vai trò là công cụ, là cầu nối giúp quá trình học tập diễn ra thuận lợi. Do đó, cha mẹ cũng cần cân nhắc, đánh giá xem phương pháp học tập đang áp dụng có phù hợp với con trẻ hay không.

Ở các cơ sở giáo dục công lập, ngoài thời gian học chính khoá trên lớp, các em còn tham gia các khóa học nâng cao ngoài giờ học vào buổi tối. Dù có những em học thêm vì mong muốn đạt thành tích cao, nhưng cũng có không ít em buộc phải tham gia những khóa học này do sự mong muốn của bố mẹ. Khi trở về nhà, các em thường cảm thấy mệt mỏi, khuôn mặt trầm tư, buồn bã và không muốn làm gì thêm. Có thể nói, áp lực học tập quá lớn đã khiến cho tuổi thơ của những đứa trẻ này biến mất. Đó là lý do tại sao cha mẹ cần thay đổi phương pháp học tập cho con.

Không phải phương pháp nào cũng phù hợp với tất cả các em. Phương pháp giáo dục không phù hợp với những gì các em mong muốn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chán học, lười học. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu những gì mà con trẻ mong muốn học tập, phát triển, từ đó xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với định hướng của các em.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, kiến thức là yếu tố cần thiết nhưng những yếu tố cần khác cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong quá trình phát triển của trẻ: thái độ sống, tinh thần trách nhiệm, trải nghiệm sống và kỹ năng sống… Áp dụng phương pháp học tập sáng tạo và linh hoạt giúp trẻ khám phá sự thú vị và niềm vui trong việc học tập, từ đó tạo ra động lực và sự tự tin để vượt qua khó khăn và thách thức.

Phương pháp học tập phù hợp là lời giải đáp cho câu hỏi cha mẹ phải làm gì khi con không thích học