Lập Dự Toán Chi Phí Là Gì

Lập Dự Toán Chi Phí Là Gì

Trong thực tế sản xuất, việc dự đoán hay dự báo trước các chi phí sản xuất là vấn đề hết sức quan trọng.

Trong thực tế sản xuất, việc dự đoán hay dự báo trước các chi phí sản xuất là vấn đề hết sức quan trọng.

Dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm các chi phí gì?

+ Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công. Cụ thể như sau: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc xây dựng và giá xây dựng công trình.

+ Chi phí gián tiếp gồm: Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí quản lý, điều hành sản xuất tại công trường xây dựng, chi phí bảo hiểm cho người lao động do người sử dụng lao động nộp.

+ Thu nhập chịu thuế tính trước (khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng).

+ Thuế giá trị gia tăng theo quy định của Nhà nước.

+ Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

Mục đích của việc lập một kế hoạch dự toán

Sau khi tìm hiểu khái niệm lập dự toán là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đến nội dung mục đích của việc lập kế hoạch dự toán:

Trước khi đi vào tính toán các hạng mục trong dự toán, bạn cần liệt kê ra các hạng mục cần dự tính, cụ thể:

Hướng dẫn lập kế hoạch dự toán cho người mới bắt đầu

Đối với người bắt đầu cần phải hình dung các bước thực hiện dự toán, chi tiết các hạng mục cần, cụ thể:

Để có thể tính toán được số lượng, yêu cầu người thực hiện cần phải biết đọc bản vẽ. Đối với nhiều người không học chuyên ngành xây dựng hay chưa có kinh nghiệm cần tìm hiểu thật kỹ và nắm bắt được ý tưởng thiết kế trên bản vẽ. Còn đối với người vừa đảm nhiệm việc thiết kế vừa tiến hành lập dự toán thì bước này sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Trong quá trình thực hiện cần lưu ý đến khối lượng chính. Còn đối với những khối lượng nhỏ thì ta có thể đóng góp ý kiến và dần hoàn thiện để quen dần với công việc và làm việc hiệu quả hơn so với những dự án đó.

Bản chất của việc chiết tính đơn giá chính là dự toán khối lượng sau đó nhân với đơn giá. Công việc sau khi định giá được khối lượng chính là cần phải tính thêm cả đơn giá theo 4 số liệu, đó là: Định mức ( mức giá hao phí tối đa để có thể thực hiện một đơn vị nhất định), giá của vật liệu, giá nhân công và giá ca máy.

Đối với người bắt đầu có thể tham khảo bảng dự toán từ những người có kinh nghiệm và làm trước đó. Sau đó xem cách họ áp dụng như thế nào và sau khi đã quen với công việc thì có thể can thiệp một cách sâu hơn.

Đây là công việc rất phức tạp, nó không phải là vấn đề tính toán. Bởi bạn có thể sửa được trực tiếp trên bảng tính của giá vật liệu mà sự phức tạp chính là giá của vật tư. Vậy vật liệu được lấy ở đâu? Làm sao để có thể chấp được mức giá đó?

Để trả lời cho những câu hỏi này bạn có thể tham khảo giá ở Công bố giá liên sở trên các mạng hay tại các địa phương. Hoặc bạn có thể đi khảo sát thực tế tại các cửa hàng, đại lý bên ngoài. Để từ đó đưa ra dự toán giá cho các vật liệu xây dựng.

Các thành phần chi phí của dự toán gói thầu

Thông tư 11/2021/TT-BXD quy định như sau:

Điều 5. Các thành phần chi phí của dự toán gói thầu

Bảng tổng hợp kinh phí cùng các hệ số

Trong bảng tổng hợp chi phí cùng với các hệ số bạn cần thực hiện điều chỉnh lại hệ số của chi phí cho nhân công và máy thi công. Chi phí này sẽ tùy vào mức lương ở địa phương. Chi phí này sẽ bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, mức thu nhập chịu thuế, chi phí dự phòng.

Ngoài ra là các hạng mục khác như tiền lương của nhân công, giá của ca máy.

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm những gì?

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện gói thầu.

Một số chi phí khác có liên quan để thực hiện gói thầu?

+ Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường;

+ Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công;

+ Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng;

+ Chi phí kho bãi chứa vật liệu…

Chi phí khi lập dự toán gói thầu đối với gói thầu Gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng

Thông tư 11/2021/TT-BXD quy định như sau:

a) Đối với các công việc tư vấn có định mức được ban hành, dự toán gói thầu tư vấn xây dựng của các công việc này xác định theo định mức quy định tại Thông tư ban hành định mức xây dựng. Chi phí dự phòng xác định tối đa không quá 5%.

b) Đối với công việc tư vấn chưa có định mức hoặc đã có định mức nhưng chưa phù hợp, dự toán gói thầu tư vấn xây dựng xác định bằng dự toán theo hướng dẫn tại Phụ lục VI Thông tư này.

c) Dự toán gói thầu khảo sát xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục V Thông tư này.

d) Dự toán gói thầu thí nghiệm chuyên ngành theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục 2 Phụ lục này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chi phí lập dự toán gói thầu. Nếu còn thắc mắc hay câu hỏi gì, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

Chi phí khi lập dự toán gói thầu đối với gói thầu thi công xây dựng?

Thông tư 11/2021/TT-BXD quy định như sau:

Dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo công thức sau:

GGTXD = GXD + GKXD + GDPXD       (2.11)

- GGTXD: dự toán gói thầu thi công xây dựng;

- GXD: chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng;

- GKXD: chi phí khác có liên quan của gói thầu;

- GDPXD: chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng.

a) GXD: chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục III Thông tư này.

b) GKXD: chi phí khác có liên quan của gói thầu được xác định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

c) GDPXD: chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định cho khối lượng, công việc phát sinh và cho yếu tố trượt giá theo công thức sau:

GDPXD = GDPXD1 + GDPXD2            (2.12)

- GDP1: chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh được xác định theo công thức:

GDPXD1 = (GXD + GKXD) x kps        (2.13)

+ kps: là tỷ lệ dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh (kps ≤ 5%).

- GDPXD2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định như đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán xây dựng công trình theo công thức (2.10) tại Mục 1 Phụ lục này, trong đó  giá trị dự toán gói thầu thi công xây dựng chưa bao gồm chi phí dự phòng được thực hiện trong khoảng thời gian t.

Thời gian để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán gói thầu thi công xây dựng là thời gian thực hiện gói thầu thi công xây dựng.

Chi phí khi lập dự toán gói thầu đối với gói thầu mua sắm thiết bị

Thông tư 11/2021/TT-BXD quy định như sau:

Dự toán gói thầu mua sắm thiết bị được xác định theo công thức sau:

GGTMSTB = GMS + GGC + GQLMSTB + GCN + GĐT + GVC + GKTB + GDPMS          (2.14)

- GGTMSTB: dự toán gói thầu mua sắm thiết bị;

- GMS: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ;

- GGC: chi phí gia công, chế tạo thiết bị cần gia công, chế tạo (nếu có);

- GQLMSTB: chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có);

- GCN: chi phí mua bản quyền phần mềm cho thiết bị (nếu có);

- GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có);

- GKTB: chi phí khác có liên quan của gói thầu;

- GDPMS: chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu mua sắm thiết bị.

Các chi phí khác có liên quan phù hợp với thời điểm xác định dự toán gói thầu (bảo hiểm, thuế, phí,...).

Phương pháp xác định các nội dung chi phí trong dự toán gói thầu mua sắm thiết bị được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục 1 Phụ lục này.

- GDPMS1: chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh của dự toán gói thầu mua sắm thiết bị được xác định theo công thức:

GDPMS1 = (GMS + GGC + GQLMSTB + GCN + GĐT + GVC + GKTB) x kps (2.16)

kps là tỷ lệ dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh (kps ≤ 5%).

- GDPMS2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của dự toán gói thầu mua sắm thiết bị được xác định như đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán xây dựng công trình theo công thức (2.10) tại Mục 1 Phụ lục này, trong đó  là giá trị dự toán gói thầu mua sắm thiết bị chưa bao gồm dự phòng được thực hiện trong khoảng thời gian thứ t.

Thời gian để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán gói thầu mua sắm thiết bị là thời gian thực hiện gói thầu.