Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Theo thống kê từ Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm nước ta có khoảng 9.000 người tử vong do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Trong đó có hơn 200.000 trường hợp phát hiện là do ung thư mà nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Hiện nay vẫn còn 20% hộ dân cả nước sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm từ ao, hồ, kênh, rạch để sinh hoạt.
Tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đa phần nước thải sinh hoạt không được xử lý mà xả trực tiếp ra kênh, rạch sau đó chảy ra các con sông lớn là sông Hồng và sông Đồng Nai – Sài Gòn.
Bên cạnh đó, mức độ ô nhiễm nguồn nước từ các khu công nghiệp là rất đáng kể, chẳng hạn như tại cụm công nghiệp Tham Lương, TP. HCM, ước tính mỗi ngày có đến 500.000 m3/ngày tổng lượng nước thải từ các nhà máy dệt nhuộm, sản xuất bột giặt, sản xuất giấy, ….
Tại các vùng nông thôn, việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu cũng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Lượng chất hóa học ngấm vào đất, gây ô nhiễm mạch nước ngầm.
Đất là nguồn tài nguyên quý giá và là nơi trú ngụ của con người và các động thực vật sống trên cạn. Hiện nay, môi trường đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng khi chất lượng đất ngày ngày đi xuống, tình trạng suy thoái ngày càng phức tạp. Tính chất và thành phần của đất bị thay đổi, đất bị chai cứng, nhiễm mặn, nhiễm phèn, đất dư thừa muối, bị xuống cấp về mặt sinh học (thiếu hụt chất hữu cơ khiến đất bị nghèo nàn, giảm bớt khả năng hấp thu và cung cấp nitơ cho sinh vật).
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở nước ta phải kể đến là do chất thải công nghiệp (sản xuất hóa chất,các loại nhựa, chất dẻo,…), chất thải sinh hoạt (xả phân, rác vào môi trường đất), nước thải xả ra cống rãnh, đồng ruộng, thấm vào đất gây ô nhiễm đất, chất thải nông nghiệp (phân, nước tiểu của động vật, nhất là ở các trang trại chăn nuôi).
Ngoài ra, các hoạt động khai thác khoáng sản cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất. Điển hình là tại các khu vực thường xuyên khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên, tình trạng ô nhiễm môi trường đất gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân do hoạt động khai thác khoáng sản sử dụng công nghệ truyền thống, lạc hậu.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường bao gồm 7 loại: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm tầm nhìn, ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm ánh sáng
Ô nhiễm môi trường đất chủ yếu bắt nguồn từ việc xả thải không đúng quy trình của các loại chất thải công nghiệp và nông nghiệp. Dẫn đến sự tích tụ các hợp chất độc hại xenobiotic trong đất, gây suy giảm chất lượng đất, làm cho đất trở nên khô cằn, mất cân bằng dinh dưỡng và không còn khả năng nuôi dưỡng thực vật. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp mà còn đe dọa đến an toàn lương thực và sức khỏe của con người. Việc xử lý và kiểm soát ô nhiễm đất cần được ưu tiên để bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững.
Hậu quả là đất trở nên cằn cỗi, ảnh hưởng đến nông nghiệp và sức khỏe con người khi thực phẩm bị nhiễm độc từ đất ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường nước chủ yếu xuất phát từ việc xả thải không kiểm soát của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày. Những chất ô nhiễm như hóa chất độc hại, vi khuẩn, và chất thải chưa qua xử lý từ các nhà máy xả thẳng vào sông, hồ và mạch nước ngầm, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ làm suy giảm chất lượng nguồn nước mà còn đe dọa trực tiếp đến sự sống của các loài sinh vật thủy sinh, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật cho con người khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề báo động toàn cầu, gây ra những tác động trực tiếp và nghiêm trọng đối với con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. Các nguồn phát thải chủ yếu đến từ xe cộ, nhà máy và các khu công nghiệp, thải ra các chất ô nhiễm như NOx, SO₂ và bụi mịn PM2.5.
Những hợp chất này không chỉ làm giảm chất lượng không khí mà còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, ung thư phổi và bệnh tim mạch, đồng thời làm suy thoái hệ sinh thái tự nhiên. Việc kiểm soát ô nhiễm không khí cần được ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống.
Ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông, hoạt động công nghiệp và các khu vui chơi giải trí đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Tiếng ồn liên tục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, giấc ngủ và khả năng tập trung của con người. Đồng thời, nó cũng làm xáo trộn môi trường sống của các loài động vật, gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của hệ sinh thái.
Ô nhiễm tầm nhìn tuy không được nhắc đến nhiều như các loại ô nhiễm khác, nhưng vẫn là một vấn đề quan trọng cần lưu tâm. Việc duy trì một môi trường trong lành, thông thoáng không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn góp phần bảo tồn cảnh quan và vẻ đẹp tự nhiên của hành tinh chúng ta.
Ô nhiễm tầm nhìn xảy ra khi không gian xung quanh bị che phủ hoặc biến đổi bởi các yếu tố như khói bụi, các tòa nhà cao tầng hay công trình xây dựng không quy hoạch. Tình trạng này làm mất đi nét đẹp tự nhiên, cản trở tầm nhìn và gây cảm giác ngột ngạt, khó chịu cho người dân.
Sự gia tăng số lượng phương tiện giao thông, hoạt động sản xuất và xây dựng cùng với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu. Nhiệt độ tăng cao khiến các dòng sông băng dần tan chảy, làm mực nước biển dâng cao, thu hẹp diện tích đất liền, đe dọa môi trường sống của con người và nhiều loài sinh vật. Tình trạng này không chỉ làm mất đi không gian sinh tồn mà còn gia tăng nguy cơ thiên tai và biến đổi môi trường tự nhiên.
Hiện nay, những ánh sáng nhân tạo từ đèn đường, quảng cáo, và nhiều nguồn khác không chỉ làm giảm tầm nhìn của chúng ta vào ban đêm mà còn ảnh hưởng đến chu kỳ sinh học tự nhiên của nhiều loài động thực vật.
Ô nhiễm môi trường không khí là một trong những vấn đề nhức nhối đối với thế giới và nước ta cũng không ngoại lệ. Theo Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (EPI) (được thực hiện bởi Tổ chức Môi trường Mỹ) nước ta đang nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số ô nhiễm không khí API cao nhất ở khu vực châu Á.
Nước ta là quốc gia xếp thứ 36 trong tổng số 177 quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất trên toàn thế giới. Theo các số liệu thống kê của Iqair, nồng độ bụi mịn của Việt Nam vượt quá 4,9 lần ngưỡng cho phép.
Đặc biệt, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất cả nước, chất lượng không khí bị suy giảm. Người dân sinh sống tại các khu vực này đã quá quen thuộc với tình trạng ô nhiễm không khí. Có nhiều thời điểm không khí bị bụi mịn bao phủ, gây hạn chế tầm nhìn. Ô nhiễm bụi gây ảnh hưởng sức khỏe, tạo tâm lý bất an cho con người.