Chủ Nhật, Ngày 17/11/2024, 22:00
Chủ Nhật, Ngày 17/11/2024, 22:00
Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh nhà hàng:
- Diện tích của nhà hàng phải đủ rộng để bày trí các khu vực cần thiết của nhà hàng như: Khu bán đồ ăn, khu chứa đựng đồ ăn, khu chế biến, khu bảo quản, các khu này phải được bố trí thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên, vật liệu.
- Kết cấu của nhà cửa, trần, sàn và các khu vực đảm bảo vững chắc và được xây dựng bằng vật liệu phù hợp với tính chất và quy mô của nhà hàng, đảm bảo vệ sinh, tránh các côn trùng, vi sinh vật gây hại, các loại động vật xâm nhập, cư trú.
- Nhà hàng phải được xây dựng tại địa điểm không ngập nước, không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng gây hại, không bị ảnh hưởng bởi khu vực ô nhiễm, hoá chất độc hại hoặc các nguồn gây ô nhiễm khác.
- Khu vực kinh doanh đồ ăn, khu vực vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ, các khu vực phụ trợ khác phải được bố trí tách biệt, phù hợp với nhu cầu kinh doanh thực phẩm của nhà hàng.
- Trang bị đầy đủ các dụng cụ thu gom rác, chất thải, đảm bảo kín và có nắp đậy, được vệ sinh thường xuyên.
- Khu vực vệ sinh được xây dựng ngăn cách với khu vực kinh doanh đồ ăn. Cửa nhà vệ sinh không được mở thông với khu vực chế biến và khu bảo quản đồ ăn.
- Đảm bảo nguồn nước sạch, đủ duy trì hoạt động vệ sinh và chùi rửa thiết bị, dụng cụ, cơ sở.
- Thực phẩm và nguyên vật liệu phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn thời hạn sử dụng.
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thiết bị, dụng cụ trong nhà hàng:
- Trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị phục vụ kinh doanh: chén, đũa, nĩa, kéo, dao,... phải được rửa sạch và bảo quản nơi khô ráo.
- Có các dụng cụ chuyên biệt sử dụng cho từng loại thực phẩm riêng biệt. Đủ thiết bị kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
- Chỉ dừng chết tẩy rửa được phép sử dụng, không dùng chất tẩy rửa công nghiệp.
- Có thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại, không sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng, diệt chuột trong khu vực kinh doanh và khu bảo quản.
Tiêu chuẩn đối với nhân viên của nhà hàng:
- Chủ nhà hàng, người trực tiếp kinh doanh phải được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm (có giấy xác nhận).
- Chủ nhà hàng hoặc người quản lý tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, người trực tiếp kinh doanh có xác nhận đủ sức khoẻ.
- Chủ nhà hàng và nhân viên trong nhà hàng phải đáp ứng các yêu cầu:
Nhân viên phải mặc trang phục bảo hộ riêng, không hút thuốc, nhai kẹo, khạc nhổ trong khu vực kinh doanh.
Người đang mắc các bệnh, chứng bệnh truyền nhiễm không được tiếp xúc trực tiếp trong quá trình kinh doanh và không được tham gia trực tiếp và quá trình kinh doanh thực phẩm tại nhà hàng.
Quy định (EC) số 852/2004 (yêu cầu chung về vệ sinh đối với sản xuất thực phẩm).
Quy định (EC) số 853/2004, quy định các quy tắc vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật và các nguyên tắc vệ sinh cơ bản cho các doanh nghiệp ở tất cả các giai đoạn trong chuỗi thực phẩm của các sản phẩm động vật
Quy định (EC) số 625/2017 gồm các quy tắc cụ thể về việc tổ chức kiểm soát chính thức đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật dành cho người tiêu dùng và kiểm tra xác nhận sự tuân thủ quy định pháp luật về thức ăn chăn nuôi và thực phẩm, sức khỏe động vật và các quy tắc phúc lợi động vật, từ đó thiết lập các nguyên tắc kiểm soát đối với các thành viên EU và các nước thứ ba
Quy định 625/2017 là một cột mốc quan trọng đối với an toàn thực phẩm tại EU. Cũng là phản ứng của EU đối với Đạo luật Hiện đại hóa ATTP của Hoa Kỳ (FSMA
Quy định này bãi bỏ Quy định số 854/2004 và Quy định số 882/2004. Ngoài ra, cũng bãi bỏ thêm tám quy định và chỉ thị và quyết định. và sửa đổi một số văn bản luật khác.
Cần tư vấn, đào tạo, nâng cấp phiên bản ISO 22000, FSSC 22000.
Trước đây, mỗi phân khúc của chuỗi cung ứng đều có quy định riêng. Hiện nay các phân khúc này đều có chung cơ sở pháp lý.
Quy định mới củng cố các nguyên tắc cơ bản của các luật trước đây. Mặc dù quy định này không thay đổi các nguyên tắc quan trọng. Như tính minh bạch của việc kiểm soát và hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Nhưng giúp làm rõ hơn cho các điều khoản hiện có qua việc sử dụng ngôn ngữ chính xác hơn.
Quy định này tăng cường sự hài hòa của các quy trình và tiêu chuẩn. Ví dụ như tạo ra một hệ thống quản lý thông tin duy nhất cho các kiểm soát chính thức. Tích hợp các hệ thống hiện có, chẳng hạn như Hệ thống Cảnh báo nhanh về Thực phẩm và Thức ăn Chăn nuôi. Tạo điều kiện trao đổi thông tin giữa các quốc gia thành viên.
Quy định này tạo ra cơ sở pháp lý cho những thay đổi sâu rộng hơn trong tương lai. Một câu thường hay lặp lại trong quy định là. “Ủy ban sẽ tiến hành các đạo luật được ủy nhiệm theo Điều 144 để sửa đổi Quy định này.” Mệnh đề này dẫn chiếu đến điều khoản cho phép Ủy ban châu Âu (EC) được quyền tiến hành các đạo luật được ủy nhiệm. Đây là một sự cải tiến quan trọng.
đọc thêm: những thay đổi chính của FSSC V6.0
Cần tư vấn, đào tạo, nâng cấp phiên bản ISO 22000, FSSC 22000.
Việc đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng có ý nghĩa quan trọng, cụ thể:
- Giúp đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà hàng và góp phần mang lại uy tín cho nhà hàng.
- Giúp đảm bảo sức khỏe cho khách hàng: Vấn đề về sức khỏe luôn được khách hàng đặt lên hàng đầu, do đó để đảm bảo sức khỏe cho khách hàng thì nhà hàng phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng được quy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà hàng nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho cơ quan thẩm quyền, gồm có:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng theo mẫu ban hành kèm Nghị định số 155/2018/NĐ-CP.
Bản sao giấy chứng nhận kinh doanh của nhà hàng.
Thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan thẩm quyền.
Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ nhà hàng và người trực tiếp kinh doanh do cơ sở y tế cấp huyện trở lên xác nhận.
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ nhà hàng và người trực tiếp kinh doanh.
- Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện về an toàn thực phẩm tại nhà hàng. Nếu đủ điều kiện thì sẽ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, nếu từ chối thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Codex Alimentarius là tập hợp các tiêu chuẩn, nguyên tắc thực hành, hướng dẫn và các khuyến nghị. Được quốc tế công nhận về thực phẩm, sản xuất thực phẩm và an toàn thực phẩm. Là những quy định về an toàn thực phẩm mà các tổ chức phải tuân theo. Các văn bản này được phát triển và duy trì bởi CAC. Một cơ quan được thành lập vào tháng 11 năm 1961 bởi Tổ chức Nông lương (FAO) của Liên Hợp Quốc.
EU gia nhập Codex Alimentarius năm 2003 và chấp nhận các nghĩa vụ ràng buộc trong Codex. Các chỉ thị và quy định về ATTP của EU đều lấy CAC làm cơ sở cho các yêu cầu. Trong đó quy định chính về thực phẩm của EU là Quy định (EC) số 178/2002. Luật Thực phẩm chung.
Quy định này đưa ra các nguyên tắc chung của luật thực phẩm EU để các quốc gia thành viên tuân theo. Đảm bảo việc lưu hành tự do của thực phẩm và thức ăn chăn nuôi an toàn tại EU.
Ngoài ra có quy định về vệ sinh được thông qua để tăng cường sự nhất quán trong chuỗi thực phẩm.