Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2022, sáng 1/4, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch (VTDF) đã chính thức ra mắt với cơ quan quản lý về du lịch, các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2022, sáng 1/4, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch (VTDF) đã chính thức ra mắt với cơ quan quản lý về du lịch, các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP.HCM đã ban hành công văn số 2746 năm 2022 về việc triển khai thực hiện Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố.
Đề án của TP.HCM nhằm thực hiện Quyết định số 174 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam đến năm 2030.
Khu vực chăn nuôi cá cảnh xuất khẩu của HTX Sinh vật cảnh Sài Gòn, huyện Củ Chi, TP.HCM. Ảnh: Trần Khánh
Công văn 2746 UBND TP.HCM chỉ đạo Sở NNPTNT là cơ quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
Sở NNPTNT sẽ hướng dẫn, hỗ trợ HTX nông nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP, GlobalGAP), hữu cơ; truy xuất nguồn gốc trong sản xuất nông nghiệp.
Đồng thời, ngành nông nghiệp sẽ hỗ trợ HTX triển khai cấp mã số vùng nuôi trồng, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản theo yêu cầu của từng thị trường nhập khẩu.
Sở NNPTNT cũng sẽ thường xuyên tổ chức phổ biến, cập nhật các kiến thức thông tin, các quy định, chính sách mới liên quan đến xuất khẩu, các hiệp định thương mại tự do FTA đã ký kết. Việc này nhằm giúp các HTX sản xuất ra sản phẩm an toàn, chất lượng, đáp ứng quy định của các quốc gia nhập khẩu.
Sở NNPTNT sẽ hỗ trợ các HTX triển khai cấp mã số vùng nuôi trồng, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản theo yêu cầu của từng thị trường nhập khẩu. Ảnh: Trần Khánh
Thực hiện chỉ đạo từ công văn của UBND TP.HCM, Sở NNPTNT đã ban hành công văn số 2179 triển khai thực hiện Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, Sở NNPTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tùy theo chức năng nhiệm vụ được giao, từng đơn vị tập trung thực hiện nhiệm vụ nhằm triển khai hiệu quả chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Quyết định số 174 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đến năm 2030 đạt khoảng 60-62 tỷ USD
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6%-8%/năm; khoảng 40% sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia; 70% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc; khoảng 60% giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản là qua chế biến và chế biến sâu.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô
Mới đây, Bộ Công Thương đưa ra dự thảo về "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi.
Nội dung chính của chiến lược là phát huy nội lực của mọi thành phần kinh tế trong nước; chú trọng liên kết, hợp tác với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới để phát triển ngành công nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông. Cụ thể, đối với xe chở người đến 9 chỗ sẽ tập trung vào dòng xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập của người dân.
Đối với xe chuyên dụng, lựa chọn sản xuất, lắp ráp một số chủng loại xe có nhu cầu lớn (xe chở beton, xe xitec, xe phục vụ an ninh, quốc phòng...); khuyến khích sản xuất xe nông dụng nhỏ đa chức năng (kết hợp vận tải hàng hoá với một hay nhiều tính năng như làm đất, bơm nước, phát điện, phun thuốc sâu...) để đáp ứng nhu cầu của đồng bào vùng nông thôn và miền núi.
Về công nghiệp hỗ trợ, sẽ tiếp cận và ứng dụng công nghệ để chế tạo được các chi tiết, linh kiện quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe... cho một vài chủng loại xe; tăng cường hợp tác với các hãng ô tô lớn, lựa chọn chủng loại phụ tùng, linh kiện mà Việt Nam có thể sản xuất để đảm nhận vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất - cung ứng toàn cầu. Trên cơ sở đó, đầu tư công nghệ tiên tiến, sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Đến năm 2035, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng sản lượng xe đạt khoảng 1.531.400 chiếc, trong đó, xe đến 9 chỗ khoảng 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên khoảng 84.400 chiếc, xe tải khoảng 587.900 chiếc, xe chuyên dụng khoảng 6.500 chiếc.
Tỷ lệ số xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm khoảng 78% so với nhu cầu nội địa. Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô; phấn đấu đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.
Giai đoạn 2026 - 2035, sẽ đáp ứng trên 65% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 90.000 chiếc.
Để đạt được các mục tiêu trên, chiến lược đã đưa ra các định hướng cụ thể như xác định và thiết lập đối tác chiến lược, khuyến khích đầu tư các dự án đủ lớn để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...), đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tập trung cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm bảo đảm hợp chuẩn quốc tế. Đồng thời, hình thành một số trung tâm/cụm liên kết công nghiệp ô tô tập trung trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại sản xuất; đẩy mạnh hợp tác - liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở nghiên cứu - triển khai và các cơ sở đào tạo thuộc mọi thành phần kinh tế để nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng cường khả năng chuyên môn hoá...
Cho đến nay, Chính phủ cũng đã đưa ra các chính sách rất cụ thể để hỗ trợ cho sản xuất trong nước như ưu đãi thuế nhập khẩu cho linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (Nghị định số 101/2021/NĐ- CP của Chính phủ), giảm lệ phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước, ...
Nhờ các chính sách kịp thời từ Chính phủ và nỗ lực từ các doanh nghiệp, giai đoạn 2014 đến 2021, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đạt được một số kết quả nhất định so với mục tiêu đề ra của chiến lược.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ- đảm nhận vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất
Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam định hướng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, đến 2030, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô sẽ đáp ứng khoảng 55-60% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp trong nước, tăng lên 80-85% vào 2045.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ tăng ứng dụng công nghệ để chế tạo các chi tiết, linh kiện quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe. Họ cũng phải tăng hợp tác với các hãng ôtô lớn, lựa chọn loại phụ tùng, linh kiện có thể sản xuất để đảm nhận vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất - cung ứng toàn cầu.
Bộ Công Thương thông tin rằng, vẫn còn một số mục tiêu chưa đạt được và một số điểm hạn chế cần khắc phục như tỷ lệ nội địa hóa đối với xe đến 9 chỗ: thực tế mới chỉ đạt mức trung bình 12 - 20%, thấp hơn khá nhiều so với mức mục tiêu năm 2020: 30-40%.
Tỷ lệ xuất khẩu đối với xe đến 9 chỗ, thực tế xuất khẩu mới chỉ đạt khoảng 1000 xe, thấp hơn khá nhiều so với mức mục tiêu năm 2020 là 5000 xe.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng đã có những định hướng phù hợp trong việc phát triển các dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...).
Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ thực thi còn khá hạn chế. Cho đến nay, mới chỉ có chính sách hỗ trợ thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho xe điện chạy pin và chưa có lộ trình cụ thể cho việc phát triển các dòng xe điện hóa khác tại Việt Nam.
Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi cả về qui mô dân số, tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng. Quy mô, sản phẩm và thị trường tiêu thụ ô tô trong nước qua đó cũng đã có khác nhiều so với trước đây. Bên cạnh đó ngành công nghiệp ô tô thế giới đang thay đổi mạnh mẽ cả về công nghệ sản xuất, chủng loại sản phẩm và mẫu mã tạo sản phẩm.
Ngoài ra, các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan ngành ô tô đang có những phát triển rất ấn tượng, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị và nguy cơ thị trường xe sản xuất trong nước bị giảm thị phần nay tại thị trường trong nước là điều khó tránh khỏi nếu như không có những cơ chế chính sách phù hợp.
Nhằm quyết tâm thúc đẩy ngành ô tô Việt Nam phát triển Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 589/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 xét đến 2025, trong đó có nội dung "Khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành công nghiệp ô tô, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam".
Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ tiếp tục củng cố thể chế, chính sách tốt hơn, có lợi cho sản xuất, cho người dân và không trái với thông lệ, cam kết hội nhập quốc tế. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước ngoài tạo việc làm, cũng cần mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu; đổi mới sáng tạo, hợp tác và phân công sản xuất nhằm phát triển hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ, đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho mỗi chiếc xe.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều yếu tố, đặc biệt là những yếu tố được nêu ở trên đang tác động mạnh mẽ và tạo áp lực lớn đến ngành sản xuất ô tô trong nước. Bên cạnh đó, ngành sản xuất ô tô còn chịu sự tác động mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và xu thế tiêu dùng. Do vậy, trong giai đoạn tới, ngành sản xuất ô tô Việt Nam muốn phát triển tốt cần có những thay đổi để phù hợp do vậy triển khai xây dựng "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" hết sức cấp thiết và có ý nghĩa cả về thực tiễn và khoa học.