Người khuyết tật được pháp luật quy định như thế nào?
Người khuyết tật được pháp luật quy định như thế nào?
Theo đó, Nghị định 76/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 2,3 Điều 4 quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2024 là 500.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
- Trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
+ Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
+ Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
* Theo đó, khi tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng lên 500.000 đồng/tháng thì mức trợ cấp xã hội hàng tháng cũng có sự thay đổi như sau:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội (500 nghìn đồng)
Cụ thể, cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật từ 01/7/2024 như sau:
Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật
(1) Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng
(2) Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng
(3) Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng
(4) Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng
Quy định về xác định mức độ khuyết tật
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 thì người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
(1) Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
(2) Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
(3) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp (1) và (2).
Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:
- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;
- Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
- Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.
Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.
Cách đây hơn 20 năm, trong một lần đi bơi Nguyễn Đức Chung (huyện Thường Tín, Hà Nội) bất ngờ bị cuốn vào chiếc máy bơm và bị mất đi đôi chân. Chung từng mặc cảm mình là gánh nặng của gia đình, vì thế nhiều lần anh đã nghĩ đến cái chết. Tuy nhiên, những ngày tháng nằm trên giường bệnh, mẹ luôn là người cận kề vừa chăm sóc vừa kiếm tiền chạy chữa đã khiến anh tự nhủ mình phải cố gắng đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Chung vơi dần nỗi đau và quyết tâm vượt lên chính mình. “Mình chỉ nghĩ đến mẹ thôi, mẹ rất khổ, ba mất từ khi mình học lớp 1. Lúc đó cũng chỉ mong làm sao học được hết lớp 12, sau đó đi học lái xe để kiếm sống, nhưng hết lớp 9 thì mình đã bị tai nạn mất đi đôi chân, ước mơ đó cũng tan luôn, không ít lần mình muốn buông xuôi nhưng mình lại nghĩ đến mẹ, mẹ đã cố gắng hết sức để cứu mình, nếu mình buông thì mẹ sẽ thế nào”, Chung tâm sự.
Khi đã ổn định tâm lý và sức khỏe, Chung quyết định tham gia chương trình thể thao dành cho người khuyết tật của TP Hà Nội và dành được nhiều giải thưởng trong đó có 2 huy chương bạc tại giải thể thao Paragames ở Thái Lan. Dù tìm thấy niềm vui trong thể thao nhưng nhận thấy công việc này sẽ không được lâu dài nên Chung quyết định khởi nghiệp. Trong một lần tình cờ được một người bạn ở cùng khu trọ tặng bánh xà bông có chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, dùng thấy thích nên Chung đã nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp từ sản phẩm này. “Mình ở trọ với một bạn học ở Đại học Bách Khoa, thỉnh thoảng bạn tặng mình lọ tinh dầu, bánh xà bông, khi dùng xong mình thấy rất thích và mình quyết định khởi nghiệp bằng sản phẩm xà bông thiên nhiên. Bước đầu khởi nghiệp mình hay đến các hội chợ ngồi nấu xà bông để mọi người thấy là mình đã sản xuất xà bông như thế nào”, Chung chia sẻ.
Một người lành lặn khởi nghiệp đã khó, nhưng với một người khuyết tật như Chung thì khó khăn đó còn nhân thêm gấp bội phần. Hàng ngày Chung phải vượt hàng chục cây số để tìm hiểu thông tin cũng như công thức để sản xuất xà bông thảo dược. Chung cho biết, tất cả các công đoạn đều phải làm thủ công nên tốn rất nhiều công sức. Bằng niềm đam mê, sự quyết tâm, cuối cùng thương hiệu xà bông thiên nhiên Sam Sôn của Nguyễn Đức Chung đã có chỗ đứng trên thị trường, giúp chàng trai khuyết tật có thu nhập mỗi năm lên tới gần tỷ đồng. Trải qua những khó khăn và gặt hái được những thành công như hiện tại, anh luôn mong muốn truyền năng lượng tích cực cho những người cùng cảnh ngộ. Anh mong muốn những người khuyết tật hãy vượt qua vùng an toàn của bản thân để cảm nhận được cuộc sống bên ngoài như thế nào khi không có bàn tay của bố mẹ, khi có suy nghĩ tích cực chắc chắn mọi người sẽ thực hiện được ước mơ.
Học xong lớp 9, Nguyễn Thị Ngọc Tâm (ở Ý Yên, Nam Định) phải nghỉ học do căn bệnh xương thủy tinh. Thay vì buồn bã, Tâm tận dụng công nghệ thông tin cho việc tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức giúp bản thân có thể theo đuổi ước mơ làm cô giáo. Tâm cho biết: Năm nay tôi 34 tuổi nhưng số lần gãy xương gấp nhiều lần số tuổi. Ngoài xương thủy tinh tôi còn nhiều bệnh khác như tim, phổi, bác sỹ cho biết tôi chỉ sống được đến năm 30 tuổi. Dù bệnh tật nhưng tôi vẫn cố gắng nỗ lực và sống lạc quan.
Do thể trạng yếu ớt nên mãi đến năm 8 tuổi Tâm mới vào lớp 1. Nhìn cô giáo đứng trên bục giảng, Tâm cũng mơ ước được trở thành cô giáo. Để thực hiện ước mơ, Tâm đã nỗ lực học tập không ngừng. Tất cả các môn học Tâm đều hoàn thành xuất sắc.
Vì nhà xa không có người đưa đón nên học hết lớp 9. Dẫu vậy ước mơ trở thành cô giáo vẫn luôn thôi thúc Tâm. Năm 2004, lớp học “5 không” không phấn, không bảng, không bục giảng, không giáo án và không học phí của Nguyễn Thị Ngọc Tâm ra đời. Dù không đem lại thu nhập, nhưng được làm công việc mình yêu thích khiến Tâm cảm thấy mình là người có ích. Tâm râm sự: quan điểm sống của tôi là sống không chỉ là tồn tại mà sống là để đem lại tình yêu thương, dù bằng sức lực nhỏ bé của mình nhưng khi được góp lợi ích cho cộng đồng, xã hội tôi cũng thấy đó là điều hạnh phúc…
Lớp học của Tâm có đủ các lứa tuổi và trình độ từ lớp 1 đến lớp 8. Ngoài mở lớp dạy học, Ngọc Tâm còn thành lập không gian đọc và Quỹ học bổng mang tên Ngọc Tâm thủy tinh để trao thưởng, động viên, khuyến khích học sinh nghèo học giỏi tại địa phương, đồng thời Tâm còn là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật tỉnh Nam Định.
Khi người khuyết tật khởi nghiệp thành công đã giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi suy nghĩ về bản thân, tự tin hòa nhập cuộc sống và tạo được thêm nhiều giá trị có ích cho cộng đồng./.