Sản Lượng Gạo Của Việt Nam 2022

Sản Lượng Gạo Của Việt Nam 2022

Trong ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam có sản lượng ít trồi sụt nhất 30 năm qua, kể cả trong thời kỳ El Nino.

Trong ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam có sản lượng ít trồi sụt nhất 30 năm qua, kể cả trong thời kỳ El Nino.

Có thể nâng sản lượng xuất khẩu nhưng phải cẩn trọng

EL Nino đang diễn ra và nhiều nơi ở Ấn Độ, Thái Lan cũng đang bị khô hạn, những nước chỉ sản xuất được từ 1 - 2 vụ lúa/năm. Đây là nguyên nhân khiến Ấn Độ quyết định ngừng xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, cần phải tỉnh táo để nhận ra rằng Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước dự trữ gạo hàng đầu thế giới. Mỗi khi họ "xả hoặc quay vòng kho gạo" là thế giới vào chu kỳ giảm giá mạnh. VN có lợi thế là sản xuất được liên tiếp 3 vụ mỗi năm và năng suất những năm gần đây vẫn tăng bình quân từ 1 - 1,5% thậm chí có năm đến 2%, điều mà các nước không làm được. Chính vì vậy chúng ta không nên hạn chế hay tích trữ, đầu cơ mà có cơ hội thì xuất để tận dụng thời cơ. Với năng lực hiện tại của VN thì năm 2023 hoàn toàn có khả năng xuất được 7 triệu tấn hoặc cao hơn.

GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp VN

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) vừa đưa ra dự báo, sản lượng gạo Việt Nam trong vụ 2024-2025 sẽ đạt khoảng 27,8 triệu tấn, giảm 1,4% so với niên vụ trước.

Theo FAO, Trung Quốc được dự báo là nước sản xuất gạo lớn nhất trong niên vụ này, tiếp theo là Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Philippines và Pakistan.

Riêng khu vực Đông Nam Á, ngoài Việt Nam, Myanmar, Malaysia, Timor-Leste, và Indonesia là những quốc gia xuất khẩu được dự báo có sản lượng sụt giảm, thấp hơn tiềm năng vốn có. Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Thái Lan có thể vẫn ở gần mức 8,6 triệu tấn của năm 2023.

Đáng chú ý triển vọng xuất khẩu của Campuchia sẽ tăng, do nhu cầu xuyên biên giới mạnh mẽ từ Việt Nam để tiêu dùng nội địa và tái xuất khẩu. Theo đó, FAO dự báo sản lượng gạo của Campuchia sẽ tăng 1,8% lên 7,9 triệu tấn trong năm nay, trở thành nước sản xuất gạo lớn thứ 10 thế giới sau khi vượt qua Brazil và Nhật Bản vào năm ngoái.

"Tỷ lệ sử dụng gạo của thế giới trong niên vụ mới dự kiến tăng lên 531,4 triệu tấn, nguồn cung dồi dào giúp thúc đẩy tăng trưởng việc sử dụng gạo trong thực phẩm. Dù vậy, do sản lượng gạo cao kỷ lục nên dự trữ gạo toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 sẽ tăng thêm 2,7%, lên mức cao nhất lịch sử là 205,1 triệu tấn. Tuy nhiên, không giống các niên vụ trước, dự trữ gạo sẽ ít tập trung hơn và tăng lên ở nước xuất khẩu lẫn nước nhập khẩu", báo cáo của FAO chỉ rõ.

FAO ghi nhận, giá gạo trên thị trường quốc tế đã dịu lại trong những tháng gần đây nhưng vẫn ở mức cao. Trong tháng 4, chỉ số giá gạo toàn cầu của FAO ở mức trung bình 137,3 điểm, giảm 2,7% so với cuối năm 2023 nhưng cao hơn 7,5% so với cuối năm 2022.

Theo Báo cáo Triển vọng Thực phẩm thế giới của FAO, công bố ngày 13/6, nhìn chung sản lượng gạo dự kiến tăng 0,6% lên 478,9 triệu tấn trong niên vụ 2024-2025, châu Á sẽ chiếm phần lớn mức tăng của sản lượng gạo toàn cầu.

Còn tại thị trường Việt Nam, khảo sát phiên đầu tuần ngày 17/6, giá lúa quanh mốc 7.400 -7.500 đồng/kg. giá gạo nguyên liệu IR 504 dao động quanh mốc 10.600 - 10.700 đồng/kg, giảm nhẹ 100 đồng; gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.750 - 12.850 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có điều chỉnh giảm. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo tiêu chuẩn 5% tấm hiện ở mức 570 USD/tấn giảm 3 USD; gạo 25% tấm ở mức 549 USD/tấn giảm 3 USD; gạo 100% tấm giảm USD định ở mức 475 USD/tấn.

Ghi nhận tại các kho gạo ở Kiên Giang, kho mua chậm, giao dịch ít, thương lái mua cầm chừng. Các địa phương như Đồng Tháp, An Giang hiện nguồn gạo về chưa nhiều, giao dịch chậm, giá ổn định.

Giá gạo nội địa có bị ảnh hưởng?

Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm trong cơn sốt giá gạo hiện nay là giá gạo trong nước sẽ thế nào? Theo khảo sát của Thanh Niên, giá gạo bán lẻ tại các chợ truyền thống ở TP.HCM vẫn chưa có biến động nhiều. Giá gạo thường ở mức 11.500 - 12.500 đồng/kg; gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 - 19.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine giá 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo Hương Lài giá 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng giá 14.500 đồng/kg. Một số tiểu thương thông tin tiêu thụ gạo trong nước không có biến động nhiều do sức mua vẫn ổn định, thậm chí người tiêu dùng còn thưa vắng hơn trước vì công nhân thất nghiệp về quê, các bếp ăn, khu công nghiệp cũng giảm lao động.

Đẩy mạnh chất lượng, thương hiệu để nâng cao giá trị gạo Việt

Chúng ta không lo về an ninh lương thực, tuy nhiên không nên chạy theo tính bất định của thị trường này mà cần có chiến lược riêng. Chiến lược đó là ổn định diện tích ở một tỷ lệ hợp lý, có dư để xuất khẩu chỉ cần từ 3 - 5 triệu tấn/năm. Song song với sản lượng đó chúng ta đẩy mạnh chất lượng, thương hiệu để nâng cao giá trị mà không nên chạy theo số lượng như hàng chục năm về trước. Dư địa còn lại cần được dành cho các lĩnh vực khác có thế mạnh rất lớn. Nếu chúng ta lại tập trung quá nhiều vào cây lúa sẽ mất cơ hội cho các loại cây trồng vật nuôi khác.

TS Võ Hùng Dũng, nguyên Giám đốc VCCI Cần Thơ

Thái Lan khuyến khích người dân hạn chế trồng lúa

Theo thông báo từ Tổng thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan Surasri Kidtimonton, chính phủ nước này đang khuyến khích người dân chuyển sang trồng các loại thực vật khác cần ít nước hơn.

Thái Lan đang ghi nhận lượng mưa giảm sút trong bối cảnh thời tiết năm sau được dự báo khô hạn vì El Nino. Tổng lượng mưa tại miền Trung nước này hiện thấp hơn 40% mức bình thường. Việc hạn chế trồng lúa sẽ giúp bảo đảm nước cho sinh hoạt của các hộ gia đình. Động thái này của

Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ, được đánh giá là sẽ đe dọa nguồn cung gạo toàn cầu trong bối cảnh Ấn Độ cấm xuất khẩu một số loại gạo.

Biến động nhiều nhất nằm ở phân khúc cấp thấp, loại gạo khô dùng để làm bột bánh, bún, phở…Đây là mặt hàng VN thường nhập từ Ấn Độ để pha trộn. Cuối tuần qua, chị Đ.K.P, giám đốc một hợp tác xã nông nghiệp chuyên sản xuất bún xuất khẩu đi châu Âu, có trụ sở tại Bình Thuận, phải gọi điện thoại cầu cứu các nhà cung cấp gạo để tìm nguyên liệu sản xuất.

"Trước đây, chúng tôi có nguồn nguyên liệu gạo ổn định nhưng hiện tại giá gạo đang tăng cao, trong nước chưa đến vụ thu hoạch nên tạm thời đang thiếu hụt, tôi tìm khắp nơi mà không có. Một số nơi báo giá cao nhưng khi chúng tôi đồng ý thì họ lại lấy lý do để từ chối", chị Đ.K.P nói.

Theo một số DN cung cấp gạo nội địa, giống lúa 504 được trồng 2 vụ/năm với sản lượng cao. Gạo lúa 504 có thể xuất khẩu và tiêu dùng nội địa tại các quán cơm, bếp ăn tập thể. Ngoài làm bún tươi, gạo còn thích hợp để làm ra nhiều loại bánh phổ biến như: bánh bèo, bánh cuốn, bánh xèo, bánh khọt… Tuy nhiên, hiện nay, giá gạo 504 đang tăng cao từ 11.000 đồng lên 13.000 đồng/kg nhưng nhiều nơi vẫn không có hàng để bán.

Từ năm 2021, gạo nhập khẩu từ Ấn Độ đã đáp ứng một phần nhu cầu nguyên liệu để sản xuất bún, bột bánh tiêu dùng trong nước. Nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về VN tăng vọt vì giá rẻ nhờ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% từ Ấn Độ theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA). Theo các DN, gạo nhập từ Ấn Độ chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu. Khi phần lớn diện tích trồng lúa tại ĐBSCL chuyển sang trồng lúa thơm, chất lượng cao thì nguồn cung của phân khúc này lại thiếu hụt, không đủ để đáp ứng tiêu thụ nội địa nên phải nhập khẩu.

Ông Đỗ Hà Nam thừa nhận: "VN cũng nhập gạo Ấn Độ về chế biến ra các sản phẩm sau gạo. Chính vì vậy, Ấn Độ cấm xuất thì VN cũng bị ảnh hưởng vì phải chia sẻ một lượng gạo nội địa sang chế biến. Điều này làm ảnh hưởng đến nguồn cung xuất khẩu cũng như nguyên liệu cho chế biến. Tuy nhiên Ấn Độ cấm xuất khẩu như họ nói là để ổn định thị trường nội địa, kiềm chế lạm phát, đến một lúc nào đó, có thể sẽ không lâu, chính họ chịu áp lực ngược lại là xuất khẩu gạo để giải phóng tồn kho. Vì vậy, người tiêu dùng hay cơ sở sản xuất cũng không nên quá nóng vội. Còn nông dân cũng không nên quá lạc quan khi nghĩ đến tăng giá xuất khẩu, mà hiện nay nên tập trung vào thị trường nội địa, nơi có giá bán cao hơn".