Thải Độc Chì

Thải Độc Chì

Sau đây là một vài điều cần nắm rõ về chì hàn giúp bạn lựa chọn được loại chì hàn tốt. Nếu là thợ chuyên nghiệp, hoặc đơn thuần là thường xuyên sửa chữa các linh kiện điện tử trong gia đình thì chì hàn hẳn đã rất quen thuộc với bạn rồi.

Sau đây là một vài điều cần nắm rõ về chì hàn giúp bạn lựa chọn được loại chì hàn tốt. Nếu là thợ chuyên nghiệp, hoặc đơn thuần là thường xuyên sửa chữa các linh kiện điện tử trong gia đình thì chì hàn hẳn đã rất quen thuộc với bạn rồi.

Cơ quan chức năng phát hiện hơn 100 tấn chất thải của Formosa được chôn lấp trái phép tại một trang trại ở xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Trang trại, sau đó, đã được xác nhận là của ông giám đốc Công ty cổ phần tư vấn xây dựng quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh (Cty môi trường Kỳ Anh) Lê Quang Hòa.

Dù ông Lê Quang Hòa, trước đông đảo báo giới và cơ quan chức năng, khẳng định, chất thải của Formosa chôn ở đất chỉ là chất bùn sinh hoạt, không nguy hại và chỉ với mục đích “để trồng cỏ và chuối” nhưng việc Formosa thừa nhận sai phạm khi ký hợp đồng xử lý chất thải với Cty môi trường Kỳ Anh đã cho thấy vụ việc không đơn giản như những gì vị giám đốc này nói.

Cơ quan chức năng rồi sẽ làm rõ chất thải của Formosa Hà Tĩnh có độc hay chỉ là “rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp” nhưng, việc lén lút đổ thải và kí hợp đồng với một đơn vị không có chức năng xử lý chất thải công nghiệp rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Vụ chôn lấp chất thải này xảy ra sau khi Formosa thừa nhận mình là thủ phạm gây ra vụ cá chết ở các tỉnh miền Trung.

Nhiều ý kiến bức xúc cho rằng, hành vi này của Formosa là “tái phạm”. Trước một sự cố như vậy, điều mà Formosa phải đương đầu, không chỉ là quy định về môi trường mà còn là uy tín đạo đức với người dân và chính quyền. Ai cũng muốn phát triển kinh tế, song chắc chắn không ai dám đánh đổi kinh tế thuần tuý bằng mạng sống của mình và các thế hệ kế tiếp.

Video: 5 cam kết của Formosa sau sự cố cá chết hàng loạt

Một điều đáng lưu ý là con số “100 tấn chất thải chôn lấp” mới chỉ là con số ước lượng, thực tế, có thể lớn hơn rất nhiều.

Theo thông tin từ chính Formosa thì công ty này ký hợp đồng với Cty môi trường Kỳ Anh để vận chuyển, xử lý bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, thời gian từ tháng 4/2016.

Khối lượng đã vận chuyển xử lý là 267,83 tấn bùn thải; trong đó, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 77,39 tấn, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp 189,44 tấn. Được biết, giá thành vận chuyển và xử lý nước thải sinh hoạt là 1.000 đồng/kg, còn nước thải công nghiệp là 800 đồng/kg.

Hẳn nhiều người dân đã lo lắng khi biết thông tin này. Bởi, nếu con số này là thực và sau khi cơ quan chức năng xác định trong chất thải đó có chứa chất độc thì với số lượng đã chôn lấp, có biết bao nhiêu chất độc đã nguồn nước ngầm của Hà Tĩnh. Từ hệ thống tưới tiêu đến giếng ăn của người dân.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước phát triển nói không với phát triển công nghiệp thép. Nguyên nhân do công nghiệp luyện gang thép thải ra một lượng lớn khí thải. Hơi và sản phẩm phụ từ quá trình luyện cốc, nung kết, làm sạch kim loại khiến gia tăng áp lực về ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

Các vấn đề ô nhiễm từ ngành công nghiệp luyện gang thép thường là ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước. Không chỉ khí và bụi, chất thải rắn phát sinh từ quá trình luyện gang thép bao gồm xỉ than và bụi có lẫn kim loại nặng cùng lượng nước vô cùng lớn có chứa nhiều hoá chất độc hại như phenol, xyanua, ammonia, dầu, kim loại nặng, và một số chất hữu cơ khác cũng là kẻ thù của môi trường.

Vì lợi nhuận, muốn tiết giảm chi phí, nhiều công ty không muốn xử lý khí và bụi thải, vốn là một quy trình tốn phức tạp và tốn kém, nên đã tìm cách đẩy những loại khí này trực tiếp ra môi trường.

Trong phần trả lời phỏng vấn báo chí hôm 30/6, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói rằng: “Về quy chuẩn môi trường, trước đây vì nhiều lý do nên một số ngành ô nhiễm được ưu tiên. Ví dụ trong ngành luyện kim, luyện thép... nếu để tiêu chuẩn cao sẽ khó khả thi nên phải hạ thấp hơn chuẩn bình thường để ngành đó tồn tại, phát triển”.

Rõ ràng, ở những thời điểm nào đó trong lịch sử, chúng ta buộc phải lựa chọn, cân nhắc trước các lợi ích. Và thảm hoạ môi trường vừa qua ở bốn tỉnh miền Trung là một bài học sâu sắc.

Trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam, ngay tại quốc gia láng giềng Trung Quốc, vào đầu 2013, Bộ Môi trường nước này đã buộc thừa nhân sự tồn tại của những “ngôi làng ung thư” mà nguyên nhân chủ yếu do ô nhiễm môi trường.

Đã đến lúc, cần đánh giá lại một cách toàn diện, đầy đủ, thấu đáo tất cả những gì liên quan đến Formosa Hà Tĩnh. Bởi, cho dù ngành công nghiệp luyện kim có thải ra rất nhiều chất độc thì trên thế giới, hàng năm vẫn có hàng tỷ tấn thép được sản xuất.

Và không phải nhà máy nào cũng gây ra thảm hoạ môi trường kiểu như Formosa Hà Tĩnh ở Việt Nam. Cũng nhân sự việc này, cần xem xét trách nhiệm của những người đã bằng mọi giá đưa Formosa vào Hà Tĩnh với hàng loạt ưu đãi kịch trần.

Việc Formosa Hà Tĩnh xả thải ra môi trường các chất có độc tố phenol, xianua, hydro-ôxit sắt là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường, cũng tương tự như vụ Vedan xả thải ra sông Thị Vải. Người dân bị ảnh hưởng bởi hoạt động xả thải của Formosa Hà Tĩnh hoàn toàn có đủ cơ sở để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Việt Nam cũng như bất kỳ nước nào cũng đều mong muốn hợp tác đầu tư. Thế nhưng, việc đầu tư phải tuân thủ quy định của nước sở tại và những công ước quốc tế. Cho nên, hành vi xả thải sai luật của Formosa, hành vi tiếp tay của Công ty Môi trường – Đô thị Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đáng bị lên án.

Đó là hành vi chống lại môi trường sống của con người, cũng có nghĩa là, chống lại nhân loại tiến bộ. Ở đây chỉ muốn đến hành vi xả thải độc hại, chứ không nói đến Formosa. Và nữa, hành vi xả thải độc hại ra môi trường của ai cũng đều là hành vi đáng lên án.

Những ngày qua, cùng với nỗi lo về môi trường bị tàn phá, người dân cả nước cũng được yên tâm trước nỗ lực truy tìm thủ phạm, khắc phục sự cố của Chính phủ và các bộ, ngành. Hiện, chưa ai có thể đánh giá hết tổn thất hậu Formosa, song có thể nói, việc cơ quan chức năng thành công buộc Formosa nhận tội sau 3 tháng đấu tranh đã đáp ứng được nguyện vọng, gia tăng niềm tin của người dân vào các cấp chính quyền.

Khi xử lý vấn đề Formosa, đương nhiên phải cân nhắc đến môi trường đầu tư. Cách xử lý nào cũng đều có những tác động. Người dân vẫn đang chờ đợi những thông điệp tiếp theo, song có điều chắc chắn, ngư dân thì không bao giờ muốn biển “đói” cá.