Tình Hình Phát Triển Thủy Sản

Tình Hình Phát Triển Thủy Sản

Sau 65 năm, ngành thủy sản Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tựu, phát triển toàn diện, duy trì sự tăng trưởng ổn định qua các năm, đóng góp quan trọng trong nền kinh tế. Tính đến hết tháng 12/2023, tổng sản lượng thủy sản đạt 9,269 triệu tấn, trong đó: khai thác đạt 3,861 triệu tấn; nuôi trồng đạt hơn 5,408 triệu tấn. Quy mô xuất khẩu đạt 11 tỷ USD,  đưa Việt Nam vào vị trí số 3 trong các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Sau 65 năm, ngành thủy sản Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tựu, phát triển toàn diện, duy trì sự tăng trưởng ổn định qua các năm, đóng góp quan trọng trong nền kinh tế. Tính đến hết tháng 12/2023, tổng sản lượng thủy sản đạt 9,269 triệu tấn, trong đó: khai thác đạt 3,861 triệu tấn; nuôi trồng đạt hơn 5,408 triệu tấn. Quy mô xuất khẩu đạt 11 tỷ USD,  đưa Việt Nam vào vị trí số 3 trong các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Hướng đến phát triển ngành thuỷ sản xanh và bền vững

Đứng trước nhiều thách thức về vấn đề môi trường, thiên nhiên, ngành thuỷ sản định hướng trong giai đoạn tới phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, tiến tới sản xuất không có phát thải và đảm bảo tuân thủ các định hướng của thị trường trong thời gian tới để chủ động hội nhập.

Cục Thủy sản sẽ tiếp tục cùng với các địa phương, hiệp hội ngành hàng và ngư dân trong quá trình thực hiện cũng như tổ chức triển khai để tới đây chúng ta có vùng biển xanh, sạch đẹp hơn, sản phẩm thủy sản được gắn nhãn xanh trên thị trường quốc tế, đảm bảo cam kết của chúng ta là không có phát thải và bảo vệ môi trường một cách tốt nhất, đồng thời đảm bảo đa dạng sinh học, đời sống của cộng đồng ngư dân ven biển, những người làm ngành thủy sản phải được nâng lên một cách bền vững.

Theo ông Trần Đình Luân, nhu cầu thuỷ sản của các thị trường dự báo sẽ tăng, đây là cơ hội để ngành thuỷ sản Việt Nam tăng cường liên kết sản xuất từ sản xuất con giống, quy trình nuôi theo chuỗi để người dân và doanh nghiệp theo đúng định hướng, chủ động được nguồn nguyên liệu, đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc tốt nhất để phục vụ cho chế biến xuất khẩu khi thị trường hồi phục trở lại với như cầu tăng cao, qua đó thực hiện thành công kế hoạch của ngành năm 2024.

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) đạt khoảng 82,1 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu (XK) trên 44,9 tỷ USD, tăng 14,1%; nhập khẩu (NK) khoảng 37,2 tỷ USD, tăng 5,8%; xuất siêu 7,7 tỷ USD, tăng 83,7%.

- Kim ngạch xuất khẩu: Tháng 10, kim ngạch XK ước trên 4,5 tỷ USD, tăng 13,5% so với tháng 9/2022; trong đó, nhóm nông sản chính trên 2,1 tỷ USD, lâm sản chính gần 1,3 tỷ USD, thủy sản 900 triệu USD và chăn nuôi 35,3 triệu USD.

Tính chung 10 tháng, kim ngạch XK ước trên 44,9 tỷ USD, tăng 14,1% so với CKNT5. Trong đó, XK nhóm nông sản chính trên 18,8 tỷ USD, tăng 7,2%; lâm sản chính khoảng 14,4 tỷ USD, tăng 10,7%; thủy sản đạt 9,4 tỷ USD, tăng 32,7%; chăn nuôi 326,9 triệu USD, giảm 8,7%; đầu vào sản xuất gần 2,0 tỷ USD, tăng 45,3%.

Đến nay, có 08 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị XK trên 02 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ). Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước, như: Cà phê gần 3,3 tỷ USD (tăng 33,4%); cao su 2,8 tỷ USD (tăng 11,2%); gạo trên 2,9 tỷ USD (tăng 7,4%); hồ tiêu 829 triệu USD (tăng 4,7%); sắn và sản phẩm sắn 1,1 tỷ USD (tăng 16,5%), cá tra trên 2,1 tỷ USD (tăng 76,5%), tôm 3,8 tỷ USD (tăng 20,3%), gỗ và sản phẩm gỗ 13,5 tỷ USD (tăng 11,4%); phân bón các loại 961 triệu USD (gấp 2,5 lần); thức ăn gia súc và NL 942 triệu USD (tăng 9,2%).

Những mặt hàng giảm gồm: Nhóm hàng rau quả gần 2,8 tỷ USD (giảm 6,5%), hạt điều gần 2,6 tỷ USD (giảm 15,3%), sản phẩm chăn nuôi 326,9 triệu USD (giảm 8,7%); dù giá trị XK nhóm sắn và SP sắn tăng 16,5% nhưng giá trị XK của sản phẩm sắn lại giảm 0,6% với giá trị trên 190 triệu USD.

Một số sản phẩm có giá XK bình quân tăng so với cùng kỳ năm trước, như: Phân bón các loại giá bình quân khoảng 616 USD/tấn, tăng 72,7%; hạt tiêu khoảng 4.372 USD/tấn, tăng 26,9%; cà phê khoảng 2.301 USD/tấn, tăng 20,6%,… Giá XK sang gạo sang tháng 9 bắt đầu tăng nhẹ so với tháng 8 nhưng tính bình quân thì giá XK khoảng 484 USD/tấn, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước; hạt điều khoảng 5.995 USD/tấn) giảm 4,3%.

Đến nay, đã cấp 4.814 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu tại 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 1.419 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu cho các loại quả tươi (thanh long, xoài, vú sữa, chuối, bưởi, chanh không hạt, nhãn, vải, ớt, thạch đen...) được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản…

- Về thị trường XK: 10 tháng, các thị trường thuộc khu vực châu Á (chiếm 44,1% thị phần), châu Mỹ (27,9%), châu Âu (11,5%), châu Đại Dương (1,7%) và châu Phi (1,7%). Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt trên 11,4 tỷ USD (chiếm 25,4% thị phần); đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc khoảng 8,3 tỷ USD (chiếm 18,5% thị phần); thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị XK đạt 3,5 tỷ USD (chiếm 7,8%); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị XK đạt trên 2,1 tỷ USD (chiếm 4,7%).

* Đánh giá chung: Hạn hán tại Trung Quốc ảnh hướng đến sản xuất là cơ hội cho XK nông sản sang thị trường này; lạm phát tại Châu Âu, chiến sự tại Ucraine, biến đổi khí hậu làm trầm trọng vấn đề về an ninh lương thực, EU đã xây dựng kế hoạch “Làn đường đoàn kết” để thuận lợi cho việc giao thương nên XK sang thị trường này dần chuyển biến tích cực nhưng yêu cầu của nhà nhập khẩu ngày càng cao, chi phí logitics lớn... Đối với thị trường Hoa Kỳ, trong tháng 10, quả bưởi tươi (citrus maxima) là loại trái cây thứ 7 của nước ta được phép nhập khẩu vào thị trường này7, một số loại trái cây khác như dừa, sầu riêng vẫn được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nhưng dưới dạng sản phẩm đông lạnh.

- Kim ngạch nhập khẩu: Tính chung 10 tháng, kim ngạch NK các mặt hàng NLTS ước trên 37,2 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị NK các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 22,7 tỷ USD, tăng 2,9%; nhóm hàng thủy sản ước trên 2,3 tỷ USD, tăng 40,6%; nhóm lâm sản chính 2,7 tỷ USD, tăng 7,4%; nhóm sản phẩm chăn nuôi gần 2,7 tỷ USD, giảm 5,2%; nhóm đầu vào sản xuất ước 6,7 tỷ USD, tăng 11,3%.

- Về thị trường NK: Khu vực châu Á chiếm 30,4% thị phần NK của Việt Nam, thứ 2 là châu Mỹ chiếm 25,5%, châu Đại dương chiếm 7,3%, châu Âu chiếm 4,3% và châu Phi chiếm 3,4%. Achentina, Hoa Kỳ, Trung Quốc là 3 thị trường cung cấp hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam với thị phần trong tổng giá trị nhập khẩu lần lượt là 9,0%, 8,7% và 8,4%.

Trong tháng 10/2022, giá lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh vào cuối tháng do nhu cầu sôi động trong khi nguồn cung khan hiếm. Giá thịt lợn tại miền Bắc và miền Trung tăng nhẹ, tại các tỉnh miền Nam diễn biến ổn định. Thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng thị trường cà phê thế giới. Giá tiêu trong nước giảm do khó khăn về thị trường tiêu thụ, trong khi giá hạt điều tăng nhẹ tại Bình Phước. Giá sầu riêng tăng đáng kể do điều kiện xuất khẩu thuận lợi khiến nhu cầu gia tăng.

3. Các giải pháp phát triển thị trường thúc đẩy tiêu thụ nông sản

- Đẩy nhanh tiến độ đàm phán mở cửa thị trường đối với các sản phẩm gồm: nhãn xuất khẩu đi Nhật Bản; chanh leo, dừa, bưởi sang Hoa Kỳ, bưởi XK sang Hàn Quốc, chanh leo XK sang Úc, cây có múi XK đi New Zealand. Triển khai Nghị định thư về sầu riêng và hướng dẫn tạm thời đối với chanh leo xuất khẩu sang Trung Quốc; đàm phán các nội dung kỹ thuật về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với khoai lang, chuối, thanh long xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc .

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) với các nước, khu vực trên thế giới; Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định EVFTA và các Hiệp định song phương với các nước tới các địa phương, hiệp hội ngành hàng, hội, doanh nghiệp, hợp tác xã; Đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch vào thị trường lớn và tiềm năng. Phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội, Cục Phòng vệ Thương mại để ứng phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại. Khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh áp dụng công nghệ số trong quản lý doanh nghiệp, thương mại điện tử, chuẩn bị hàng hoá phục vụ dịp giáng sinh; kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường; thực hiện nghiêm quy định về hồ sơ nguồn gốc xuất xứ.

- Tiếp tục tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên WTO, phản hồi các góp ý đối với dự thảo biện pháp SPS mới của Việt Nam đã thông báo với WTO; Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan liên quan đến Lệnh 248, 249 của TCHQ Trung Quốc.

- Chủ động phối hợp với địa phương, hiệp hội ngành hàng theo dõi biến động thị trường, nhất là nguồn cung và giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong nước, vật tư (thịt lợn, gạo, phân bón, thức ăn chăn nuôi); các mặt hàng đang có biến động về giá (hồ tiêu, cá tra, cà phê, thịt gia cầm) đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước, đặc biệt các dịp lễ cuối năm.

- Tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ nông sản.

Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến thương mại - VIOIT

Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến Giáng sinh 2024, thời điểm này, không khí đón lễ Giáng sinh đã bắt đầu rộn ràng trên từng con đường, góc phố. Thị trường quà tặng và hàng trang trí Giáng sinh tại Hà Nội cũng trở nên nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu với sự đa dạng từ chủng loại, mẫu mã và giá cả... Tuy nhiên, tình hình mua bán vẫn khá trầm lắng.;