Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Thái Nguyên

Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Thái Nguyên

Khám phá, tra cứu một số Doanh nghiệp Du lịch thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ

Khám phá, tra cứu một số Doanh nghiệp Du lịch thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ

Khám phá Hang Múa thắng cảnh 'vạn người mê'

Từ Thành phố Ninh Bình, chạy theo đường Tràng An, cách khu du lịch Tràng An khoảng 2km, du khách nhìn phía bên tay trái sẽ có bảng chỉ dẫn ...

Nằm ở trung tâm của Quần thể danh thắng Tràng An, khu du lịch Tràng An có diện tích 2.168ha là một vùng núi non hùng vĩ, tráng lệ được tạo bởi các thế núi muôn hình vạn trạng soi bóng xuống những dòng suối nhỏ quanh co, uốn khúc nối liền hàng trăm hang động, các thung lung hoang sơ, kỳ bí.

Khu du lịch Tràng An có quần thể hang động như: hang Ba Giọt, hang Địa Linh, hang Tối, hang Sáng, hang Ao Trai, hang Seo,.. và các thung lũng như: thung đền Trần, thung Mây, thung Nấu rượu, thung Khống... các hang xuyên thuỷ dài và đẹp mới được khai thác sẽ làm cho du khách ngỡ ngàng. Tất cả dường như hoà quyện vào nhau tạo nên một không gian kỳ thú. Với 48 hang xuyên thuỷ động, đây là quần thể hang động có một không hai ở Việt Nam.

Nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 2014. Tràng An vốn được gọi là thành Nam của kinh đô Hoa Lư xưa, nay là cố đô Hoa Lư. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm. Trong danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư xưa. Tràng An cách thủ đô Hà Nội 100km với 1h30p chạy xe ôtô, cách thành phố Ninh Bình 6 km về phía tây, cách khu du lịch chùa Bái Đính 15km. Để khám phá Tràng An, du khách có thể lựa chọn:

Tuyến du lịch đường bộ: Với chiều dài 1,6 km, du khách sẽ đi bộ qua 3 quèn vào đền Trần. Tuyến này bắt đầu từ bến Cây Bàng, đây là tuyến du lịch rất thú vị. Du khách sẽ đi bộ, leo núi qua ba đèo liền nhau. Đèo thứ nhất là đèo Cậy có độ cao so với mặt nước khoảng 60m. Đèo thứ hai là đèo Vài và đèo thứ ba là đèo đền Trần. Hiện nay, đường leo núi này đã được xây các bậc đá rộng. Trên đường đến đền Trần đã dựng 7 chiếc lầu bằng gỗ lim hình bát giác làm nơi nghỉ chân cho du khách khi leo núi.

Tuyến du lịch đường thuỷ kết hợp với leo núi:

Nếu lựa chọn di chuyển bằng đường thủy thì du khách có tới 3 sự lựa chọn cho hành trình khám phá Tràng An của mình:

- Tuyến 1: Bến thuyền trung tâm – Đền Trình – Hang Tối – Hang Sáng – Hang Nấu Rượu – Đền Trần – Hang Ba Giọt – Hang Seo –Hang Sơn Dương – Phủ Khống, chùa Báo Hiếu – Hang Khống – Hang Trần – Hang Quy Hậu và trở về điểm xuất phát, kết thúc chuyến đi.

- Tuyến 2: Bến thuyền trung tâm – Hang Lấm – Hang Vạng – Hang Thánh Trượt – Đền Suối Tiên – Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – Trở về điểm xuất phát, kết thúc chuyến đi.

- Tuyến 3: Bến thuyền trung tâm - Đền Trình - Hang Đột - Hang Mây - Đền Suối Tiên - Núi Địa Linh - Hành Cung Vũ Lâm  – Trở về điểm xuất phát, kết thúc chuyến đi.

Nhiều điểm du lịch khác rất gần với khu du lịch Tràng An mà du khách có thể khám phá trong hành trình của mình: Cố đô Hoa Lư; chùa Bàn Long; chùa Bái Đính; Kênh Gà – Vân Trình.

Chỉ dẫn: Từ trung tâm thành phố Ninh Bình, du khách đi theo đường du lịch Tràng An khoảng 7km là tới khu du lịch sinh thái Tràng An

Liên hệ: Khu du lịch sinh thái Tràng An Địa chỉ: xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư Điện thoại:02293.620.086 Trạm hỗ trợ khách du lịch Tràng An: 02296. 279956

Một số thông tin cần thiết: Mùa đẹp nhất để du lịch Tràng An là buổi sáng mùa thu, xuân và đầu đông, phong cảnh Tràng An có nhiều điểm du khách khám phá và nhiều góc chụp ảnh lưu niệm đẹp.

a) Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư được xác định trên cơ sở nghiên cứu đánh giá hiện trạng với mục tiêu hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt của Khu DLQG Mũi Né cũng như khắc phục cá yếu kém của Khu DLQG Mũi Nét.

a) Các tuyến du lịch quốc tế - Theo đường không: Hiện tại, các khách quốc tến Mũi Né chủ yếu thông qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh), sau khi Sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động (dự kiến sau năm 2020), phát triển các tuyến kết nối trực tiếp từ Phan Thiết đến các thị trường chính như Nga (Matxcơva, Vladivostok…); Trung Quốc (Thượng Hải, Quảng Châu, Bắc Kinh…); Hàn Quốc (Seoul, Busan…); các nước Tây Âu: Đức (Frankfurk, Berlin...), Pháp (Paris), Anh (London)…; các nước Bắc Âu: Thuỵ Điển (Stockholm), Na Uy (Oslo)… - Theo đường biển: kết nối từ Phan Thiết (sau kghi nâng cấp thành cảng du lịch quốc tế) với Singapore, Indonexia, Malaysia, Trung Quốc… Các tuyến du lịch liên vùng

a) Khu công viên vui chơi giải trí Hòn Rơm - Vị trí: khu vực hòn Rơm, phường Mũi Né, TP Phan Thiết. - Quy mô: 147 ha - Tính chất: khu vui chơi giải trí tổng hợp theo mô hình công viên chuyên đề - Theme Park - Sản phẩm đặc trưng: các sản phẩm gắn với vui chơi giải trí như Vui chơi giải trí công nghệ cao; Công viên hải dương… - Công trình điểm nhấn: + Khu công viên Hải dương Mũi Né: nơi trưng bày, triển lãm sống về hệ sinh thái biển đặc thù của khu vực Mũi Né. + Công viên vui chơi giải trí công nghệ cao + Bến thuyến du lịch

Phát triển các Trung tâm dịch vụ gắn với các khu vực phát triển đô thị theo các định hướng phát triển đô thị của tỉnh Bình Thuận. Các trung tâm dịch vụ là các khu vực cung cấp các dịch vụ, sản phẩm bổ trợ và hậu cần cho Khu DLQG Mũi Né.

a) Phân khu Bắc Bình - Vị trí: nằm ở phía đông bắc Khu DLQG Mũi Né, là dải ven biển từ Hòa Thắng đến giáp bãi biển Long Sơn. - Quy mô: khoảng 5.631 ha - Tiềm năng phát triển: khu vực này có tiềm năng du lịch biển và thể thao biển với các bãi biển cát trắng, độ dốc thoải. Hiện trạng quỹ đất chưa bị phân tán, manh mún, Hạ tầng kỹ thuật khung đã được đầu tư tuyến đường ven biển nằm trong hệ thống quốc lộ ven biển của quốc gia (tuyến đường ĐT 716B) do đó đây sẽ là khu vực động lực để thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn và đạt đẳng cấp quốc tế, sẽ là hạt nhân quyết định trong định hướng phát triển Khu DLQG Mũi Né thành điểm đến đẳng cấp quốc tế.

Cấu trúc không gian của Khu DLQG Mũi Né bao gồm - Các Phân khu du lịch: là những không gian ưu tiên đầu tư xây dựng, chuyên môn hóa cao về du lịch với các sản phẩm du lịch có tính độc lập tương đối. Đây là khu vực thu hút các dự án đầu tư phát triển các khu du lịch (khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, thể thao…) - Các Trung tâm du lịch dịch vụ: là các khu vực gắn với đô thị và cung cấp các dịch vụ hậu cần cho khu du lịch và các trải nghiệm, sản phẩm gắn với đô thị cho khách du lịch.

Chùa, động Thiên Tôn - một trong bốn ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở vùng đất cố đô Hoa Lư, có lịch sử gắn bó ngàn năm với kinh thành Hoa Lư xưa, tạo nên một không gian văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần và nằm trong không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn.

Chùa, động Thiên Tôn được phát hiện vào thời Hùng Vương. Động thờ thần Thiên Tôn, vị thần trong truyền thuyết ở Hoa Lư thế kỷ 10. Theo các thần tích các làng Bích Đào, làng Đại Phong ở Ninh Bình thì thần Thiên Tôn là vị thiên thần, nguyên là một hoàng tử, do hoàng hậu nằm mộng thấy nuốt mặt trời, có thai rồi sinh ra ngài vào ngày mồng 3 tháng 3 năm Khai hoàng thứ 25 (năm 625), gọi là Huyền Nguyên. Lớn lên hoàng tử dũng mãnh hơn người, đi khắp thiên hạ, vào núi Dũng Dương (ở Hoa Lư, Ninh Bình) tu luyện 42 năm, khi đắc đạo có thể bay lượn, biến hóa, tận trừ tà ma quỷ quái. Ngọc Hoàng ban cho thanh kiếm Tam thai thất tinh và phong làm Bắc phương Trấn Vũ đại tướng quân. Sau này thần Thiên Tôn phóng gươm ở dưới núi Cánh Diều (Ninh Bình) mà hóa.

Năm 938, Cao Đô Đường Thái sư cho xây đền ở cửa động Thiên Tôn, tạc tượng tay chống bảo kiếm, chân đạp lên rùa rắn và ban sắc phong là Trấn Vũ An Quốc đại vương... Đinh Tiên Hoàng khởi nghĩa ở động Hoa Lư được hai tướng Rùa, Rắn của thần giúp sức nên thần được sắc phong là An Quốc hoàng đế, trở thành một vị thần trấn trạch và bảo vệ cửa ngõ tiền đồn phía đông kinh đô Hoa Lư.

Động Thiên Tôn là một quần thể di tích động, chùa, đền nằm ở cửa ngõ phía đông cố đô Hoa Lư. Động gồm có hai hang: Hang Ngoài và hang Trong. Ngay cửa hang Trong có một Long Đĩnh làm toàn bằng đá xung quanh đều chạm khắc nổi rồng mây. Trong toà Long Đĩnh chỉ đặt một tượng Thiên Tôn bằng đồng, đứng trên lưng rùa. Tượng được trang trí nhiều màu sắc rực rỡ. Hai tay thần để trước ngực, nắm trắc đốc kiếm thần, chống mũi kiếm xuống lưng rùa. Vì thế động được gọi là động Thiên Tôn. Đến thời nhà Đường đô hộ, đạo sỹ Cao Biền đã cho xây dựng đền thờ Trấn Vũ Thiên Tôn hòng trấn long mạch đế vương sẽ phát tại vùng này.

Chùa, động Thiên Tôn nằm quay về hướng nam, đây là một trong bốn công trình được xây dựng nhằm trấn giữ bốn phương huyết mạch trên mảnh đất cố đô Hoa Lư. Đó là: Đền Thần Thiên Tôn ở phía Đông, Đền Thần Cao Sơn ở phía Tây, Đền Đức Thánh Nguyễn ở phía Bắc và Đền Thần Quý Minh ở phía Nam. Chùa, động Thiên Tôn thuộc khu vực núi Dũng Đương, thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, cách thành phố Ninh Bình 7km về phía bắc. "Dũng Đương sơn" hay "Vũ Đương sơn" có nghĩa là núi chắn dòng nước mạnh từ trên chảy xuống. Ba chữ "Dũng Đương sơn" cũng được viết dưới cổng vào trong động thờ thánh Trấn Vũ Thiên Tôn. Trấn Vũ Thiên Tôn hay Chân Vũ Đế Quân chính là Huyền Thiên Thượng đế Kim Thuyết hóa thân, với vai trò tổng chỉ huy thiên binh, thiên tướng, được cử xuống trần để trừ yêu, dẹp loạn.

Thiên Tôn là vùng đất "tú thủy kỳ sơn", địa thế núi sông hòa phối, công thủ vững vàng nên vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành đã lấy động này làm tiền đồn, vọng gác tiền tiêu cho kinh thành Hoa Lư và là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi vào kinh đô. Trong động Thiên Tôn hiện vẫn lưu giữ được nhiều hiện vật thờ tự có giá trị văn hóa, lịch sử như 18 tượng la hán, hệ thống nhang án, bệ thờ bằng đá... được chạm khắc rất công phu, tinh xảo. Đặc biệt, còn có quả chuông kích thước khá lớn, có bốn núm, phát ra bốn kiểu âm thanh khác nhau, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786).

Chùa và động Thiên Tôn còn là nơi gắn liền với những sự kiện lớn của đất nước. Vào những năm 1930 - 1945, động Thiên Tôn là nơi trú chân của các chiến sỹ cách mạng ở các vùng lân cận như Nho Quan, Gia Viễn, Gia Khánh. Tại đây quân và dân Ninh Bình đã giương cao ngọn cờ, khởi nghĩa chiếm lại chính quyền ở tỉnh lỵ Ninh Bình từ tay phát xít Nhật.

Với giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử, tâm linh, năm 1962, quần thể di tích chùa và động Thiên Tôn đã được xếp hạng là di tích lịch sử tâm linh cấp quốc gia. Lễ hội chùa, động Thiên Tôn được tổ chức vào ngày 6 đến 8/3 âm lịch hàng năm.