Thương vụ thâu tóm nhà máy cáp điện của Malaysia năm 2022
Thương vụ thâu tóm nhà máy cáp điện của Malaysia năm 2022
Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An (Thuận An Group) tiền thân là Công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An, được thành lập từ năm 2004 do ông Nguyễn Duy Hưng làm chủ tịch.
Vốn điều lệ của Thuận An tính đến tháng 8-2020 là 300 tỉ đồng, đến tháng 1-2022 vốn điều lệ nâng lên 800 tỉ đồng.
Thuận An Group được biết đến là tập đoàn chuyên về lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh mua bán điện và năng lượng tái tạo, kinh doanh và đầu tư bất động sản.
Nhiều năm gần đây, Thuận An liên tục trúng hàng chục gói thầu xây lắp, trong đó có những gói thầu quy mô vài trăm tỉ đồng.
Trong vai trò là nhà thầu độc lập, hoặc thành viên liên danh, Thuận An hiện cũng đang trong thời gian thi công hàng loạt gói thầu tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
9 giờ 50 sáng 16-11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội thăm Vương quốc Thái Lan, tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan đến 19-11.
Dự kiến, khoảng 11 giờ 30, chuyên cơ của Chủ tịch nước đến sân bay Không quân Hoàng gia Thái Lan. 16 giờ diễn ra lễ đón chính thức và ngay sau đó Chủ tịch nước có cuộc hội đàm với Thủ tướng Thái Lan Prayut Chanocha. Tiếp đó, Chủ tịch nước chứng kiến lễ ký kết và trao đổi các văn kiện hợp tác giữa hai nước. 17 giờ 30, Chủ tịch nước gặp gỡ báo chí. 18 giờ, Chủ tịch nước cùng Thủ tướng Thái Lan tham quan gian trưng bày các sản phẩm thủ công của Thái Lan.
Đây là chuyến thăm chính thức của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đến Vương quốc Thái Lan sau 24 năm kể từ chuyến thăm của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào năm 1998 và gần 10 năm sau chuyến thăm chính thức Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2013. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến Thái Lan sau thành công của Đại hội Đảng lần thứ XIII. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định mạnh mẽ cam kết, quyết tâm của Việt Nam tiếp tục tăng cường và phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam -Thái Lan ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả.
Thái Lan và Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của nhau. Hiện Thái Lan là quốc gia đầu tư lớn thứ 8 trong tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với gần 700 dự án, tổng vốn trên 13 tỷ USD. Các lĩnh vực đầu tư chính gồm xây dựng khu công nghiệp, công nghệ cao, năng lượng, bán lẻ, nông nghiệp, môi trường, tài chính - ngân hàng, điện tử, điện lạnh, chế biến nông sản, thức ăn chăn nuôi... đặc biệt gần đây có xu hướng đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo.
Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN với kim ngạch hai chiều năm 2021 đạt khoảng 19 tỷ USD, 6 tháng đầu năm 2022 đạt 10,6 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của ta sang Thái Lan trung bình đạt khoảng 7 tỷ USD một năm. Việt Nam thuộc tốp đầu các thị trường xuất khẩu của Thái Lan. Hai nước đặt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 25 tỷ USD vào năm 2025.
Việt Nam có 17 dự án đầu tư sang Thái Lan, vốn đăng ký 32,8 triệu USD, đứng thứ 33/79 quốc gia/vùng lãnh thổ. Các dự án chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, kinh doanh bất động sản và bán buôn, bán lẻ.
Về lao động, hai bên đã ký bản ghi nhớ về hợp tác lao động và thỏa thuận về việc tuyển dụng lao động (7-2015); đang thúc đẩy mở rộng ngành nghề tiếp nhận lao động Việt Nam sang Thái Lan.
Hiện có 18 tỉnh, thành phố của Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác hoặc kết nghĩa với các địa phương Thái Lan. Việt kiều tại Thái Lan có khoảng 100.000 người, hòa nhập tốt ở sở tại và hướng về quê hương đất nước.
Nhằm bảo đảm an ninh, Thái Lan huy động hơn 20.000 nhân viên an ninh để bảo vệ an toàn cho các sự kiện, tháp tùng lãnh đạo các nền kinh tế. Nhiều tuyến đường, nút giao thông, nhà ga Metro, tàu điện quan trọng của TP Bangkok và hai tỉnh lân cận Nonthaburi và Samut Prakan hạn chế hoặc tạm ngưng hoạt động, trong những ngày diễn ra sự kiện các thiết bị bay không người lái bị cấm hoàn toàn.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ đón chính thức, hội đàm với Thủ tướng Prayut Chan-o-cha tại Tòa nhà Chính phủ. Hai bên cũng đã cùng chứng kiến Lễ ký kết và trao đổi các văn kiện hợp tác và đồng chủ trì buổi gặp gỡ báo chí. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Phu nhân tham quan gian trưng bày các sản phẩm thủ công của Thái Lan và dự chiêu đãi do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha và Phu nhân chủ trì.
Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã có cuộc hội kiến Nhà Vua Maha Vajiralongkorn và Hoàng hậu Thái Lan; hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Chuan Leekpai.
Nhân dịp sang thăm chính thức Thái Lan, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Thái Lan và gặp gỡ lãnh đạo một số doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu của Thái Lan đang có hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam như SCG, Amata, CP. Chủ tịch nước đã có cuộc gặp gỡ 350 doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam – Thái Lan; dự khai trương Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan và thăm, gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, kiều bào tại Thái Lan.
Tham dự hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 29, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dự Phiên họp hẹp 1; dự phiên Đối thoại không chính thức giữa lãnh đạo các nền kinh tế APEC và các khách mời; dự cuộc ăn trưa làm việc giữa lãnh đạo các nền kinh tế APEC và các khách mời.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã dự Phiên toàn thể và Phiên thảo luận chuyên đề Đối thoại với các thành viên Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC); dự Phiên họp hẹp 2 và dự buổi Gala dinner - chiêu đãi chào mừng Tuần lễ Cấp cao APEC do Thủ tướng Thái Lan và Phu nhân chủ trì.
Bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có hàng loạt các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương với các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Australia, Canada, Pháp, Chile, Peru. Chủ tịch nước cũng đã có các cuộc gặp gỡ Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia; Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) Nguyễn Anh Tuấn được điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thay ông Trần Đình Nhân từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, tân Tổng giám đốc EVN. Ảnh: Hoàng Hiệp
Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN ngày 30/11 ký Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) làm Tổng Giám đốc EVN trong 5 năm. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/12.
Cùng ngày, Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp cũng quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Anh Tuấn làm thành viên Hội đồng thành viên EVN trong 5 năm, từ ngày 1/12.
Ông Nguyễn Anh Tuấn sinh năm 1967, tại Hà Nội. Ông là kỹ sư kỹ thuật điện với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành, có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, cao cấp lý luận chính trị. Trước khi trở thành tân Tổng Giám đốc EVN, ông Tuấn từng trải qua nhiều vị trí quan trọng, như Trưởng phòng Kế hoạch, Phó Tổng giám đốc, Tổng Giám đốc và giữ chức Chủ tịch EVNHANOI từ năm 2013 đến nay.
Việc thay Tổng Giám đốc EVN, kiện toàn Ban lãnh đạo tập đoàn này được đưa ra theo yêu cầu của Thường trực Chính phủ, trong bối cảnh một số vị trí lãnh đạo trước đây bị kỷ luật khiển trách do chịu trách nhiệm trong cung ứng điện, để xảy ra thiếu điện tại miền Bắc vào tháng 5 và 6/2023.
Trước đó, cuối tháng 10, cùng quá trình kiểm điểm, xử lý kỷ luật, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về điều động nhiệm vụ khác hoặc cho nghỉ công tác với Tổng Giám đốc EVN Trần Đình Nhân theo nguyện vọng. Ông Nhân sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/12/2023.
BẮC GIANG - Chiều 30/11, trong khuôn khổ chương trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang tham gia tham luận tại diễn đàn số 2 với chủ đề “Đổi mới công tác tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động”. Tại diễn đàn, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang có tham luận “Bài học kinh nghiệm về khen thưởng bậc cao cho công nhân trực tiếp”. Báo Bắc Giang trích đăng nội dung tham luận.
Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2023 (gọi tắt là Festival Tôm) là lễ hội lớn nhất về ngành hàng tôm, có quy mô cấp khu vực, được tỉnh Cà Mau lần đầu tiên đăng cai tổ chức.